Lịch sử Phi_(hậu_cung)

Trung Quốc

Về mặt chữ Hán, từ [Phi] nghĩa là "hôn phối", "phối ngẫu". Sách Nghi lễ, phần Thiếu lao lễ (少牢礼) có viết: [Mỗ phi, Mỗ thê dã; 某妃,某妻也。], khẳng định từ Phi thời xưa cũng dùng để gọi chính thê vợ cả. Cho nên từ thời Thượng Cổ, sang thời nhà Hạnhà Thương, đã xuất hiện danh xưng Phi dùng để gọi nguyên phối của các vị quân chủ, như Luy Tổ là vợ cả của Hoàng Đế, gọi là Phi; hay Nga Hoàng cùng Nữ Anh cũng đều là Phi của Thuấn. Từ thời nhà Chu, danh xưng Vương hậu dùng để gọi chính thê, còn từ Phi dùng để gọi chính thất hoặc thiếp của các thành viên vương tộc khác.

Bước sang thời nhà Tầnnhà Hán, Tần Thủy Hoàng khai sinh ra một thời kì đế quốc với Hoàng đếHoàng hậu trở thành chí tôn, các vị thiếp được gọi theo các cấp bậc như Phu nhân, Tiệp dư, Chiêu nghi hoặc đơn giản là họ thật kèm danh xưng [; 姬]. Còn tước Phi trở thành danh xưng chính thê của Thái tử, gọi là [Thái tử phi; 太子妃]. Các Hoàng tử nhà Hán, đa phần đều có phong quốc, trở thành Chư hầu Vương, do vậy các vị chính phối đều là Vương hậu của quốc gia ấy. Từ Phi trong thời Hán dường như chỉ độc để gọi Chính thê của Thái tử mà thôi.

Thời Tào Ngụynhà Tấn, Tào Ngụy Minh Đế Tào Duệ thiết lập danh vị [Thục phi; 淑妃], đứng đầu chúng phi tần và chỉ dưới Hoàng hậu. Đây là lần đầu tiên mà danh hiệu "Phi" xuất hiện một phong hiệu đi trước, nhưng vị trí ở dưới Tam phu nhân. Thời Lưu Tống, lần đầu tiên xuất hiện danh vị Quý phi, đứng đầu Tam phu nhân, thủ lĩnh chúng phi tần[1].

Sang đến các đời nhà Tùynhà Đường, chế độ phi tần được cải biến hoàn thiện, tước Phi cũng đã có vị trí rất cao, chỉ dưới bậc Hoàng hậu và thường được chia làm 4 vị với các danh hiệu như: [Quý phi; 貴妃], [Thục phi; 淑妃], [Hiền phi; 賢妃], [Đức phi; 德妃].

Thời Đường Cao Tông, vì Võ Chiêu nghi mà ông từng muốn thiết lập tước vị [Thần phi; 宸妃], nhưng không thành[2]. Sang đời Đường Huyền Tông, Hoàng đế cải 4 vị Phi khi trước biến làm 3 tước hiệu, phân biệt có [Huệ phi; 惠妃], [Lệ phi; 麗妃] và [Hoa phi; 華妃], nhưng khi quyết định phong Dương Thái Chân thì Huyền Tông lại đưa hệ thống về như cũ trước đó, tiến phong Dương thị làm Quý phi. Các thời sau là nhà Tống, nhà Kim, nhà Liêunhà Nguyên tiếp tục duy trì những gì mà nhà Đường lập nên, lại gia thêm một số danh hiệu như [Nguyên phi; 元妃], [Xu phi; 姝妃], [Chiêu phi; 昭妃]. Sang đời nhà Minhnhà Thanh, bậc Phi thuộc hàng cao quý, trên bậc Tần, dưới hai bậc Quý phiHoàng quý phi. Nhân số thời Minh không quy định cụ thể, riêng thời Thanh thì từ Tần trở lên, các bậc đều quy định nhân số, như Tần là 6 người; Phi là 4 người; Quý phi là 2 người và Hoàng quý phi chỉ có một người. Tuy nhiên, hai đời Khang HiCàn Long từng phong vượt quá số quy định.

Ngoài ra, danh hiệu Phi cũng dùng để gọi thê thiếp của các Hoàng tử mang tước Vương. Thời nhà Hán, đất phong được quy định, các Hoàng tử đều là Chư hầu vương, nên chính thê là Vương hậu. Tuy nhiên từ cuối đời Hán, chính thê của các Vương đã bắt đầu giáng xuống làm Phi, ví dụ: sinh mẫu của Hán Chất Đế Lưu Toản là Trần phu nhân thụ phong [Bột Hải Hiếu vương phi; 渤海孝王妃][3], hoặc chính thê của Hán Thiếu Đế Lưu Biện là Đường Cơ được phong làm [Hoằng Nông vương phi; 弘農王妃][4], tuy vậy hai tước vị này lại chỉ mang ý nghĩa tấn tặng, vì thời điểm hai người thụ tước thì chồng đều đã qua đời. Sau thời Hán mà bước sang Ngụy-Tấn, có chính thê của Ngụy Minh Đế Tào Duệ khi còn là Bình Nguyên vương là Ngu phi, hay như Trương phi, chính phi của Nam Dương vương Tôn Hòa. Từ đó, các Hoàng tử đời sau thường được ban tước Vương, các chính thất gọi là [Chính phi; 正妃], ngoài ra các thị thiếp có danh phận cao được gọi là [Trắc phi; 側妃] hoặc [Thứ phi; 次妃].

Các nước đồng văn

Tại Nhật Bản, danh vị Phi xuất hiện thời Heian, chỉ dùng con cháu hoàng thất, có hai người, dưới bậc Hoàng hậu. Sau thời Heian, hoàng thất Nhật Bản bỏ đi danh vị Phi trong hệ thống hậu cung, mà dùng danh xưng [Nữ ngự; 女御] thay thế vị trí của Phi. Tại Đông Cung, chính thất của các Thân vương cũng theo kiểu gọi ở Trung nguyên, gọi là Vương phi.

Hàn Quốc, nhà Triều Tiên xưng làm Vương và chịu làm chư hầu cho nhà Minh và nhà Thanh, vì vậy họ theo lễ nghi gọi chính thất của Vương là Vương phi, qua một đời Quân chủ thì trở thành Vương đại phi. Chỉ sau khi vị Vương phi ấy qua đời thì Vương phi mới được tôn làm Vương hậu. Khi Triều Tiên Cao Tông xưng Hoàng đế, lập nên Đế quốc Đại Hàn, lần đầu tiên hậu cung tần ngự mới có danh vị là Phi, khi lập ra tước Phi rồi Hoàng quý phi, mà người được thụ sắc phong là Thuần Hiến Hoàng quý phi Nghiêm thị của Triều Tiên Cao Tông.

Trong lịch sử Việt Nam, các triều đình Việt Nam luôn mô phỏng chế độ Hán-Đường, ngoài hậu cung tần phi thì các thê thiếp của Vương hầu đều gọi là Vương phi, Chính phi và Trắc phi. Thời Lê sơ, hoàng thất quy định bậc Tam phi, gồm [Quý phi; 贵妃], [Minh phi; 明妃] và [Kính phi; 敬妃], địa vị chỉ dưới Hoàng hậu. Sang thời kì Lê trung hưng, ngoài hoàng thất thì phủ Chúa Trịnh tuy phụng thờ Lê Đế trên danh nghĩa nhưng vẫn có ý chuyên quyền khi đặt định chế độ cung tần trong phủ chúa không kém nhà Lê. Các bà vợ của Chúa Trịnh gọi là Chính phi hoặc Thứ phi. Sau khi qua đời, họ được ban chữ thụy mang nghĩa diễn tả như Hiền phi, Thục phi,...

Thời kỳ nhà Nguyễn, cấp bậc Phi là cấp bậc cao quý nhất của các phi tần hậu cung. Nhà Nguyễn đặt hai bậc Phi; gọi là [Nhất giai Phi; 一階妃] và [Nhị giai Phi; 二階妃]; trên tất thảy có Hoàng quý phi với địa vị tương tự Hoàng hậu. Mỗi hàng Phi có ba người, tổng cộng 6 vị Phi được phân cao thấp ngay trong cùng 1 giai bởi phong hiệu, mà phong hiệu thay đổi tùy vào thời kỳ mà không cố định. Ví dụ quy định vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), hàng Nhất giai Phi có: [Quý phi; 貴妃], [Hiền phi; 賢妃], [Thần phi; 宸妃], tuy cùng 1 giai nhưng Quý phi là đứng đầu, sau đó tới Hiền phi rồi Thần phi. Sang năm Tự Đức lại thay đổi, hàng Nhất giai Phi gồm: [Thuận phi; 順妃], [Thiện phi; 善妃], [Nhã phi; 雅妃]; lúc này Thuận phi đứng đầu, tới Thiện phi rồi Nhã phi. Rất nhiều chính thất của Hoàng đế nhà Nguyễn khi Hoàng đế lên ngôi chỉ phong làm Phi. Như Từ Dụ Hoàng thái hậu dù là nguyên phối, khi Thiệu Trị lên ngôi vẫn chỉ phong làm Thành phi, dần thành Quý phi.